Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

TÌM HIỂU VỀ CẢM BIẾN TIỆM CẬN ĐIỆN CẢM

1. Cấu trúc của cảm biến tiệm cận điện cảm.

cấu tạo cảm biến tiêm cận điện cảm
Hình 1 : Cấu tạo cảm biến tiêm cận điện cảm
Một bộ cảm biến tiệm cận điện cảm gồm có 4 khối chính:
- Cuộn dây và lõi ferit.
- Mạch dao động.
- Mạch phát hiện.
- Mạch đầu ra.
2. Nguyên lý hoạt động.
- Mạch dao động tạo dao động điện từ, từ trường biến thiên từ lõi sắt sẽ tác động vào vật kim loại đặt trước nó.
- Khi có đối tượng lại gần, xuất hiện dòng điện cảm ứng chống lại sự thay đổi dòng điện, giảm biên độ tín hiệu dao động.
- Bộ phát hiện sẽ phát hiện sự thay đổi tín hiệu và tác động để mạch đầu ra xuất tín hiệu.
3. Ưu, nhược điểm của cảm biến tiệm cận điện cảm.
Ưu điểm:
- Phát hiện vật không cần phải tiếp xúc.
- Không gây nhiễu cho các sóng điện từ, sóng siêu âm.
- Tốc độ đáp ứng nhanh.
- Có thể sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.
- Đầu cảm biến nhỏ, có thể lắp đặt ở nhiều nơi.
Nhược điểm:
- Khoảng phát hiện vật còn hơi nhỏ.
- Chỉ phát hiện được các vật bằng kim loại.
4. Cảm biến tiện cận cảm NBB8-18GM50-E2-V1
Cảm biến tiện cận cảm NBB8-18GM50-E2-V1
Hình 2 : Cảm biến tiệm cận điện cảm trong thực tế.
Thông số kỹ thuật Mạch ngõ ra
- Mã sản phẩm: NBB8-18GM50-E2-V1
- Kích cỡ: M18.
- Khoảng cách phát hiện: 8 mm ± 10%.
- Vùng phát hiện : 0 đến 6.48 mm.
- Phát hiện vật thể kim loại.
- Nguồn cung cấp: 12 đến 24VDC.
- Ngõ ra: 3-dây, PNP, NO.
- Tần số đáp ứng được: 0 - 500 Hz.
Mountain View
5. Ứng dụng
ứng dụng của cảm biến tiệm cận điện cảm
Hình 3 : Phát hiện các lá kim loại trên giấy bọc socola sau khi đóng gói


EmoticonEmoticon