Trong quá trình vận hành hệ truyền dẫn thủy lực xuất hiện nhu cầu thay đổi hướng chuyển động của cơ cấu chấp hành(động cơ). Từ đó dẫn tới yêu cầu thay đổi hướng di chuyển của dòng chất lỏng tới những phần khác nhau trong hệ. Để làm được điều đó mà không cần ngừng hoạt động của nguồn cấp (máy bơm) người ta sử dụng van phân phối.
Như vậy chức năng chính của van phân phối là thay đổi hướng di chuyển của dòng chất lỏng, qua đó thực hiện mục tiêu điều khiển hệ truyền dẫn.
Kích thước và khối lượng của van phân phối tỉ lệ thuận với lưu lượng chất lỏng đi qua nó. Để phân loại van phân phối có thể dựa các dấu đặc tính sau:
Như vậy chức năng chính của van phân phối là thay đổi hướng di chuyển của dòng chất lỏng, qua đó thực hiện mục tiêu điều khiển hệ truyền dẫn.
Kích thước và khối lượng của van phân phối tỉ lệ thuận với lưu lượng chất lỏng đi qua nó. Để phân loại van phân phối có thể dựa các dấu đặc tính sau:
Phân loại theo dạng liên kết của van với hệ truyền dẫn:
Liên kết ren
Liên kết mặt bích
Liên kết mối nối
Phân loại theo cấu trúc chi tiết điều khiển:
Dạng trượt : chi tiết điều khiển có dạng ông trụ hoặc dạng mặt phẳng, có khả năng trượt. Van phân phối dạng trượt thay đổi hướng di chuyển của dòng chất lỏng bằng cách trượt chi tiết điều khiển theo trục.
Dạng xoay: Van phân phối dang xoay thay đổi hướng di chuyển dòng chất lỏng bằng cách xoay chi tiết điều khiển. Chi tiết điều khiển thường có dạng mặt phẳng, dạng trụ, dạng côn hoặc dạng cầu.
Dạng khóa: Van phân phối dạng khóa thay đổi hướng di chuyển dòng chất lỏng bằng cách mở hoặc đóng tiết diện khóa. Phần tử khóa có thể dạng cầu, dạng đĩa, hoặc dạng côn.
Phân loại van phân phối theo số lượng vị trí của phần tử trượt: 2 vị trí, 3 vị trí, nhiều vị trí.
Phân loại theo dạng điều khiển:
Điều khiển bằng tay
Điều khiển điện từ
Điều khiển thủy lực
Điều khiển khí nén
Điều khiển điện kết hợp thủy lực
>>Van phân phối - Phần 2: Van phân phối dạng ống trượt.
EmoticonEmoticon