( Nguồn OTO-HUI.com)
Nhược điểm cơ bản nữa của hệ thống phanh thuỷ lực cổ điển và hệ thống dẫn động phanh thuỷ lực nói chung là lực phanh nhỏ, do tỷ số truyền không lớn, nó bị giới hạn bởi kích thước của cơ cấu phanh và lực tác dụng của người lái xe lên bàn đạp phanh.
Cho nên hiện nay hệ thống dẫn động phanh thuỷ lực đều có bố trí trợ lực (bộ cường hoá) để quá trình điều khiển phanh được nhẹ nhàng, giảm cường độ lao động cho người lái xe,nhưng vẫn tăng lực phanh, tăng hiệu quả phanh.
Có khá nhiều phương pháp trợ lực: trợ lực khí nén, trợ lực chân không,trợ lực thuỷ lực, trợ lực điện… .Hiện nay sử dụng phổ biến là trợ lực khí nén, trợ lực thuỷ lực trên một số xe vận tải nặng và trợ lực chân không ở các xe du lịch và vận tải trung bình.
Đặc điểm của hệ thống trợ lực chân không, là sử dụng ngay độ chân không ở họng cổ hút của động cơ đưa vào một khoang của bộ trợ lực, khoang kia được thông với khí trời. Khi đạp phanh sẽ tạo ra tín hiệu điều khiển mở van cho bộ trợ lực làm việc. Sự chênh lệch áp suất trong bộ trợ lực sẽ tạo ra một ngoại lực tác động vào xi lanh lực làm tăng áp suất trong dẫn động phanh, tăng lực phanh.
Trợ lực chân không tận dụng được độ chênh áp giữa khí trời và đường ống nạp khi động cơ làm việc mà không ảnh hưởng đến công suất động cơ, ngược lại khi phanh có tác dụng làm cho công suất động cơ giảm vì hệ số nạp giảm làm giảm một phần tốc độ ô tô (giảm tốc độ ban đầu khi phanh V0), tăng hiệu quả phanh. Kết cấu bộ trợ lực chân không đơn giản, dễ bố trí trên xe. Tuy vậy, trợ lực chân không có lực cường hoá không lớn, bị giới hạn bởi tiết diện của màng tác dụng lực, nếu màng lớn thì kích thước của bộ trợ lực tăng lên. Vì vậy trợ lực chân không chỉ thích hợp cho xe du lịch, xe vận tải trung bình và nhỏ.Còn đối với xe tải nặng phải dùng trợ lực khí nén.
Trên hình 1 cho thấymột sơ đồ trợ lực khí nén đơn giản:
EmoticonEmoticon