Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Bài tập thủy lực - Số 1

Bai tap thuy luc
Chương 1: Chất lỏng
( Độ nén,độ giãn nở nhiệt và độ nhớt của chất lỏng)
Bài 1.1. Xác định thể tích nước cần bổ sung vào đường ống dẫn nước có đường kính d=500 mm, chiều dài l=1 km để tăng áp suất lên Δp=5×106 Pa. Đường ống đủ bền và nước được rót vào trong điều kiện áp suất khí quyển.
Bỏ qua biến dạng của ống dẫn. Cho hệ số nén thể tích của nước βV=5×10-10 Pa-1.
Đáp số:ΔV=0,492 m3

Bài 1.2.  Hệ thống sưởi bằng nước của một ngôi nhà (bao gồm bình nước nóng, ống dẫn, bộ tản nhiệt) chứa lượng nước V=0,4 m3. Hỏi lượng nước đổ bớt sang bình phụ là bao nhiêu khi nung nóng nước lên nhiệt độ 90 oC. Cho nhiệt độ phòng là 20 oC. Khối lượng riêng của nước ρ20=998 kg/m3 ρ90=965 kg/m3.
Đáp số: ΔV=0,014 m3

Bài 1.3.  Xác định độ dày trung bình δ của lớp cặn bám vào thành trong của một ống dẫn kín có đường kính trong là d=0,3 m và chiều dài l=2 km. Khi tháo ra khỏi ống dẫn một lượng nước ΔV=0,05 m3 thì áp suất trong ống giảm một lượng Δp=1×106 Pa.
Cho hệ số nén thể tích của nước là βV=5×10-10 Pa-1. Coi bề dày lớp cặn đều theo chiều dài và đường kính thành trong của ống dẫn.
Đáp số: δ=24mm.

Bài 1.4. Xác định sự thay đổi khối lượng riêng của nước khi nén nó từ áp suất p1=1×105 Pa đến ấp suất p2=1×107 Pa. Biết hệ số nén thể tích của nước βV=5×10-10 Pa-1.
Đáp số: ρ2/ ρ1=1,005

Bài 1.5.  Để đảm bảo làm việc ổn định cho hệ thống sưởi khi thay đổi nhiệt độ. Người ta lắp thêm một bình chứa nước phụ phía trên bình chứa chính, bình phụ thông với khí quyển. Xác định thể tích nhỏ nhất của bình chứa phụ? Biết rằng thể tích nước của hệ thống sưởi V=0,55 m3, nhiệt độ hệ thống sưởi dao động trong khoảng 70 oC - 95 oC. Hệ số giãn nở nhiệt của nước βt=600×10-6 oC-1.
Đáp số: ΔV=8,3 l


Bài 1.6.
Bình nóng của hệ thống sưởi có thể tích V=50 m3 chứa nước nóng ở 70 oC  . Xác định thể tích nước bị tràn ra khỏi bình khi đun nước tới nhiệt độ 90 oC.Cho biết hệ số giãn nở nhiệt của nước βt=600×10-6 oC-1.
Đáp số: ΔV=8,3 m3

Bài 1.7.
Xác định tỷ số thay đổi khối lượng riêng của nước khi đun nóng nó từ nhiệt độ t1=7oC tới  t2=97oC. Cho hệ số giãn nớ nhiệt của nước βt=400×10-6 oC-1.
Đáp số: ρ2/ ρ1=0,964

Bài 1.8.
Độ nhớt của dầu đo được theo Nhớt kế Engle – 8.5 oE. Xác định độ nhớt động lực học của dầu, biết khối lượng riêng của nó: ρ=850 kg/m3.
Đáp số: µ=0,052 Pa.s.


Bài 1.9.
Xác định áp suất, được tạo bởi sức căng bề mặt ,trong giọt nước có đường kính d=0,001 m. Nhiệt độ của nước t=20 oC.  Cho ứng suất căng bề mặt của nước tại nhiệt độ 20 oC là  σ =7,26×10-2 N/m.
Đáp số: P = 292 Pa.

Bài 1.10.
Xác định sự thay đổi chiều cao cột nước trong ống thủy tỉnh đường kính d=1 mm, nhiệt độ nước trước và sau là t1=20 oCt2=80 oC. Cho ứng suất căng bề mặt nước tại t1=20 oC  là σ=7,3×10-2 N/m, khối lượng riêng của nước  ρ1=998 kg/m 3 và ρ2=972 kg/m 3. Hệ số giãn nở nhiệt  βt=0,00015  oC-1.
Đáp số: giảm Δh=0,3 cm.



EmoticonEmoticon