Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Bài tập thủy lực - Số 3

Phần Thủy Tĩnh Học
Bài 3.1
          Lực tác động lên piston 2 là bao nhiêu để cân bằng với lực tác động lên piston 1 là P1=147N . Biết đường kính xylanh 1 là d=50mm , và xylanh 2 là D=300m; khoảng cách 2 piston là h=300m; đường ống chứa nước có khối lượng riêng ρn=1000 kg/m3, g=10 m/s2. (hình 3.1)

Đáp số: P2 = 5080 N
bài tập thủy lực
Hình 3.1

Bài 3.2
          Hệ 3 piston trong các bình thông nhau chứa nước nằm ở trạng thái cân bằng dưới tác động các lực P1, P2, P3đã đến khối lượng piston (hình 3.2). Diện tích các piston tương ứng là S1, S2, S3. Xác định các chiều độ h1h2 biết P1=1300 N; P2=1000 N; P3=800 N; S1=0,4 m2; S2=0,6 m2; S3=0,9 m2; ρn=1000 kg/m3, g=10 m/s2.
Đáp số: h1 = 3,3 cm; h2 = 2,2 cm. 
bài tập thủy lực
Hình 3.2

Bài 3.3
          3 áp kế liên kết với thùng chứa dầu. Chiều cao mức dầu trong thùng chứa là 2m dau = 700 kg/m3). Xác định chỉ số của áp kế M và độ cao cột áp H. Biết mức nước, thủy ngân được chỉ ra trên hình vẽ. (hình 3.3) (\nabla x - ký hiệu độ cao mực chất lỏng so với mặt chuẩn, x – là phần số thể hiện độ cao, đơn vị mét). Bỏ qua khối lượng của không khí. KRL của nước và thủy ngân: ρn = 1000 kg/m3; ρhg = 13600 kg/m3.
Đáp số: pM = 31,5∙104 Pa; H=47m.
bài tập thủy lực
Hình 3.3


EmoticonEmoticon