Гидроцепь (Mạch thủy lực) – được hiểu là tổ hợp các thiết bị liên kết lẫn nhau, mà các thiết bị này có tác động trực tiếp với chất lỏng công tác (hay chất lỏng làm việc) và có công dụng để thực hiện các chức năng xác định trong hệ truyền dẫn thủy lực dạng thể tích (Объемный гидропривод).
Trong một bài Hệ truyền dẫn thủy lực dạng thể tích (phần 2) chúng ta đã biết mạch thủy lực phân thành mạch hở và mạch kín (hay mạch đóng). Trong bài này chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về 2 loại mạch này.
Hệ thống thủy lực mạch hở
Trong hệ thống thủy lực mạch hở đường ống hút vào máy bơm được lắp đặt ngập trong chất lỏng làm việc, ở đó áp suất tại bề mặt thoáng của chất lỏng luôn luôn duy trì ở áp suất khí quyển (có nghĩa là thùng chứa dầu luôn thông với không khí), để đảm bảo tốt khả năng hút của máy bơm luôn. Sự cản trở trên đường ống hút cần phải cần phải không lớn để đẩm bảo chiều cao hút theo yêu cầu.
Về mặt nguyên lý, các máy thủy lực là các máy có khả năng tự hút, tuy nhiên trong vài trường hợp vẫn cần bổ sung áp suất hút không lớn. Trong các hệ thống thủy lực mạch hở chất lỏng làm việc được dẫn vào động cơ thủy lực và được rót về thùng chứa sau khi đi qua van phân phối.
Các dấu hiệu để nhận ra hệ thống thủy lực mạch hở:
- Đường ống hút có đường kính lớn, và có chiều dài không lớn.
- Các van phân phối, các bộ lọc, bộ làm mát có kích thước tiêu chuẩn “lối thông” (условного прохода) tương ứng với lưu lượng chuẩn của hệ thống. (Trong từ điển dịch проход – lối thông: mình hiểu ở đây là các thiết bị thủy lực khi cho phép chất lỏng đi qua, đều tạo ra một lối đi và đó lối thông).
- Dung tích thùng chứa dầu là bội số của lưu lượng cực đại của máy bơm
- Máy bơm thường được lắp đặt phía trên thùng chứa dầu ( cũng có trường hợp được lắp phía dưới và ngang với thùng chứa dầu – trường hợp đặt biệt) .
- Tần số quay của trục dẫn động giới hạn chiều cao hút.
- Khóa các tải trọng trong hành trình về được đảm bảo bằng các thiết bị thủy lực.
Hệ thống thủy lực mạch hở là hệ thống chuẩn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trên các trạm máy cố định và di động như: trên các máy công cụ, trên các máy ép, trên các oto và các xe cần trục.
Hệ thống thủy lực mạch kín
Hệ thống thủy lực được gọi là mạch kín khi chất lỏng làm việc thoát ra từ động cơ thủy lực được hút trực tiếp vào máy bơm.
Phụ thuộc vào hướng tác động của tải trọng (được xác định theo yêu cầu bài toán) mà máy bơm với dòng thuận nghịch (máy bơm thuận nghịch) nén chất lỏng làm việc vào đường ống A hoặc đường ống B. Kết quả là một trong các đường ống (A hoặc B) trở thành đường ống nén, đường ống còn lại (B hoặc A) trở thành ống xả.
Bảo vệ đường ống nén bằng van an toàn, là van rót chất lỏng làm việc vào đường ống xả. Khi đó chất lỏng làm việc ổn định tuần hoàn trong hệ thống.
Cần thiết bổ sung cho máy bơm và động cơ thủy lưc lượng chất lỏng công tác rò rỉ (lượng chất lỏng rò rỉ phụ thuộc vào đặc tính vận hành của các thiết bị trong hệ thống thủy lực). Để bổ sung lưu lượng rò rỉ người ta sử dụng máy bơm phụ, được lắp đặt theo nguyên tắc trực tiếp với máy bơm chính thông qua mặt bích. Máy bơm phụ trong chế độ làm việc ổn định bơm từ thùng chứa dầu lượng chất lỏng vừa đủ vào đường ống xả của hệ thống thủy lực mạch kín thông qua van một chiều. Lượng chất lỏng thừa thông qua van an toàn của hệ thông bổ sung quay về thùng chứa dầu.
Các dấu hiệu nhận biết cơ bản của hệ thống thủy lực mạch kín:
- Cụm thiết bị phân phối có đường kính tiêu chuẩn “lối thông” (диаметр условного прохода) không lớn;
- Các bộ lọc và bộ làm mát có tiết diện “lối thông” không lớn và có kích thước sơ bộ nhỏ (kích thước sơ bộ - kích thước lớn nhất theo 3 chiều của 1 chi tiết );
- Kích thước thùng chứa dầu không lớn, nhưng đồng bộ với thể tích công tác của máy bơm phụ và lưu lượng tuần hoàn trong hệ thống;
- Tần số quay của trục dẫn động cao, nhờ hệ thống bổ sung;
- Hệ thống có thể được lắp đặt tự do (ở vị trí bất kỳ);
- Khóa tải trọng bằng motor thủy lực của hệ thống;
- Hoàn toàn truyền dẫn thuận nghịch đối với vị trí 0;
- Tái sinh năng lượng hãm phanh(cản trở, phanh).
EmoticonEmoticon