Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Công nghệ rót bia, đóng thùng bia


Một thời gian trước có bạn hỏi mình về kỹ thuật rót bia đẳng áp. Mình đã tìm kiếm trên mạng, tổng hợp thành một bài và chia sẻ với mọi người.


Bia được rót vào thùng chứa ở điều kiện đẳng áp, nghĩa là bia luôn ở trạng thái áp suất dư không đổi (áp suất bia>áp suất khí quyển). Khi rót bia ở ngoài không khí sẽ tạo bọt, do xảy ra hiện tượng mất CO2 và vì vậy không thể rót đầy thể tích bình chứa, hoặc chai chứa. Đó là nhược điểm cần khắc phục.
Để rót bia dưới áp suất dư cần sử dụng máy rót đẳng áp. Trước khi rót bia vào, thùng chứa hoặc chai phải được đóng kín hoàn toàn. Khi đó “thùng chứa nhận” được nối thông chỉ với phần không gian chứa khí của “thùng chứa cho” (thùng này nằm trong máy rót). Bằng cách đó cân bằng áp suất trong thùng chứa nhận với áp suất thùng chứa của máy rót. Và chỉ khi đó mới tiến hành việc rót bia. Khi đó phần bia rót vào lấn dần phần CO2trong thùng nhận, phần khí bị lấn theo lối thông di chuyển sang phần không gian chứa khí của thùng chứa cho. Ưu điểm của rót đẳng áp – hầu như không có bọt, lượng CO2 trong bia mất ít, tận dụng tối đa dung tích bình chứa.

Đóng thùng bia: Bia được rót vào thùng gỗ với dung tích từ 50 hoặc 100 lít và vào thùng nhôm dung tích 100 lít. Cần bảo đảm nhiệt độ khi rót bia luôn giữ dưới 3oC. Hình dưới: dụng cụ rót bia tự động cân bằng áp suất để rót bia bia vào chai.
may rot bia

Dụng cụ rót gồm: 2 hoặc nhiều vòi rót đẳng áp 1, thùng chứa 2 và giá đỡ 3.

Để vận chuyển bia đi xa cần những bể bia lớn. Phổ biến là các dạng bể elip dẹt, bọc xốp hoặc các vật liệu giữ nhiệt. Hình dẹt để dễ dàng lắp đặt vào xe chuyên chở.

Dụng cụ nén CO2 được lắp đặt ở một ngăn riêng nằm giữa cabin xe và bể chứa. Xe chuyên dụng này sẽ đem bể chứa bia từ nhà máy bia tới điểm phân phối.

Xem xét vấn đề rót đầy bia vào bể chứa tại nhà máy, khi mà giữ áp suất nén CO2ở 0,07 MPa – đây là áp suất dư.

Trước khi rót bia vào bể chứa (hình dưới) cần phải lùa CO2 vào bể chứa trước. Để làm được điều đó cần nối bể chứa với hệ thống cấp CO2 của nhà máy thông qua ống dẫn 8 bằng cách mở các van 9, 10 . Đối với  việc mở van 6 hoặc 7 phụ thuộc vào sử dụng khoang rót (phễu) A hay B.


so do rot bia


 Giả sử sử dụng khoang B để rót bia vào bể. Khí CO2  đi từ hệ thống cấp của nhà máy qua ống dẫn 8 van 9 và ống dẫn 3 đổ vào bể chứa. Không khí có sẵn trong bể bị dồn vào khoang A qua van 10, ống dẫn 5 và van 6 – lúc này van 7 đóng.

Kết thúc bước lùa CO2 vào bể chứa ta đóng van 6, mở van 7. Bia từ khoang B theo ống dẫn 5 và ống 4 đi vào bể chứa. Khí trong bình sẽ bị đẩy dần ra theo van 9, ống dẫn 8 đổ vào khoang A.

Kiểm tra bể bia được rót đầy bằng cách sử dụng ống trong 3. Việc rót dừng lại tại quá ống 3 không còn bọt bia. Sau khi rót đầy bia vào bể ta đóng các van 7,9, 10. Phần ống dẫn và các van gắn với bể được đặt vào một khoang riêng của bể chứa.

Rót bia từ bể chứa ra thùng hoặc chai tại điểm phân phối cần được duy trì dưới ấp suất dư  CO2. Áp suất dư  CO2 được tạo ra từ những bình tích áp 1, khi đó mở van 2 và đóng các van 10, 11. Đ bảo vệ bể chứa khỏi sự tăng áp lắp cụm thiết bị ổn áp gồm van 12 và 13, cụm thiết bị này duy trì áp suất 0.07 MPa. Ta có thể hiểu quá trình rót bia tại các điểm phân phối cũng tương tự quá trình rót bia tại nhà máy. Chỉ có điều việc duy trì áp suất dư cho CO2 tại điểm phân phối được thực hiện bằng các bình tích áp có sẵn trên xe chuyên chở.

Trong quá trình rót cần duy trì nhiệt đ 3-5°С.

Trong sơ đồ này có sử dụng van ổn áp 12 và 13. Về nguyên lý hoạt động của van này đối với chất khí và chất lỏng cũng tương đối giống nhau. Bạn nào muốn tìm hiểu thêm về van giảm áp mời đọc bài này: Van giảm áp

Bài hôm này kết thúc tại đây. Hẹn gặp lại!




EmoticonEmoticon