Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Tính chất vật lý cơ bản của chất lỏng


Bài viết tổng hợp các tính chất vật lý cơ bản của chất lỏng.
tinh chat vat ly chat long


Nghiên cứu thủy lực chúng ta trước hết cần quan tâm tới các tính chất vật lý của chất lỏng. Vì chất lỏng giữ vai trò chủ đạo trong mọi hệ thống thủy lực. Nó tác dụng liên kết các cơ cấu, vận chuyển năng lượng, và bôi trơn bảo vệ các thiết bị thủy lực.

Khối lượng riêng: - là khối lượng chất lỏng trên 1 đơn vị thể tích chất lỏng.

Trọng lượng riêng:- là trọng lượng chất lỏng trên 1 đơn vị thể tích chất lỏng.
Tính nén: - là một đặc tính của chất lỏng thể hiện thay đổi thể tích của nó dưới tác động của ngoại lực. Tính nén đặc trưng bởi hệ số nén thể tích. Hệ số nén thể tích được tính theo công thức:
Ở đó V – thể tích ban đầu của chất lỏng, dV – thể tích chất lỏng thay đổi khi tăng áp suất một lương dP.
Modul đàn hồi thể tích của chất lỏng: là đại lượng nghịch đảo của hệ số nén thể tích.
Tính nén làm giảm độ cứng của hệ thống dẫn thủy-khí, tức là tiêu tốn năng lương vào việc nén chất lỏng. Tính nén có thể là nguyên nhân tạo dao động trong hệ thống thủy lực, tạo độ trễ trong việc điều khiển các thiết bị thủy lực và cả cơ cấu làm việc.

Tính giãn nở nhiệt: - là sự thay đổi tương đối thể tích chất lỏng khi tăng nhiệt độ khối chất lỏng lên 1 0C trong điều kiện giữ cố định áp suất.

     Tính giãn nở nhiệt của chất lỏng đặc trưng bởi hệ số giãn nở nhiệt.

Tính nhớt: - là tính chất của chất lỏng chống lại sự trượt hay dịch chuyển giữa các lớp chất lỏng.  Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do xuất hiện nội ma sát giữa các lớp chất lỏng chuyển động tương đối với nhau. Lực ma sát được tính theo công thức Niuton.

Sự tạo bọt: - khí ra khỏi chất lỏng khi giảm áp suất chất lỏng làm tạo ra bọt khí. Sự tạo bọt khí gây ảnh hưởng lớn tới khả năng chứa đựng chất lỏng, thí nghiệm với nước cho thấy khi tạo bọt tối đa lượng nước thực sự trong bình chứa chỉ chiếm 0,1% thể tích bình. Sự tạo bọt phụ thuộc vào loại chất lỏng, nhiệt độ chất lỏng, độ kín và vật liệu của thiết bị thủy lực, kích thước của bọt khí. Đặc biệt sự tạo bọt khí diễn ra mạnh với nhưng chất lỏng thô, có nhiều lắng cạn, hoặc chất lỏng qua sử dụng lâu.

Tính bền cơ học và hóa học của chất lỏng: - là khả năng giữ nguyên tính chất vật lý ban đầu của chất lỏng trong quá trình vận hành, hoặc lưu trữ.

Sự oxy hóa chất lỏng sẽ tạo nên các lắng cặn dạng hạt bám trên bề mặt bình chứa, ống dẫn làm giảm tính nhớt của chất lỏng( tăng ma sát) và thay đổi màu sắc chất lỏng. Đồng thời làm tăng cường ăn mòn thiết bị, giảm độ tin cậy làm việc của hệ thống. Lắng cặn còn có khả năng bít kín, làm tắc van tiết lưu, phá hủy các chi tiết bít kín của hệ thống ( như vòng đệm cao su,…)

Tính bốc hơi: - Đặc tính bốc hơi có ở tất cả các chất lỏng, nhưng cường độ bốc hơi không giống nhau. Cường độ phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích bề mặt thoáng, áp suất, gió tại mặt thoáng.

Tính thích hợp:- Là tính tương thích của chất lỏng với vật liệu của máy, và các thiết bị.

Tính hòa tan chất khí:- đặc trưng bởi lượng chất khí hòa tan trong một đơn vị thể tích và được tính bởi công thức Henri.

 Vk– thể tích khí hòa tan; Vl – thể tích chất lỏng; k – hệ số hòa tan; P – áp suất chất lỏng; Pa – áp suất khí quyển.



EmoticonEmoticon